Việc xây dựng một quy trình tiếp nhận và thăm khám chặt chẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và mang lại hiệu quả chẩn đoán, điều trị tốt nhất cho thú cưng. Dưới đây là quy trình chuẩn mà mỗi phòng khám thú y nên áp dụng:
1. Tiếp đón khách hàng
Chào hỏi và hướng dẫn khách hàng và thú cưng vào khu vực chờ.
Mời nước, tư vấn sơ bộ về quy trình khám.
Kiểm tra thông tin lịch hẹn (nếu có) hoặc tạo hồ sơ bệnh án cho thú cưng lần đầu tiên.
2. Thăm khám ban đầu
Thực hiện kiểm tra tổng quan về tình trạng sức khỏe thú cưng (dạng đi, cân nặng, da, lông, dấu hiệu bềnh lý bên ngoài...).
Hỏi thông tin từ chủ nuôi về triệu chứng, thói quen, chế độ dinh dưỡng và lịch sử tiêm phòng, bệnh lý trước đây (nếu có).
3. Khám lâm sàng và chẩn đoán ban đầu
Kiểm tra các chỉ số sống (nhiệt độ, nhịp tim, hô hấp, tình trạng niêm mạc...).
Sờ bộ cơ thể như tai, mắt, răng, bụng, xương khớp.
Đề xuất các xét nghiệm bổ sung (x-quang, siêu âm, xét nghiệm máu, soi phân, nước tiểu...) dựa trên triệu chứng và nghi ngờ bệnh lý.
4. Chẩn đoán và đề xuất hướng điều trị
Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm, bác sĩ thú y sẽ tổng hợp và đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Tư vấn về hướng điều trị, dự kiến chi phí, tiên lượng bệnh và các rủi ro có thể xảy ra.
Giải đáp thắc mắc và hỗ trợ khách hàng lựa chọn phương án tốt nhất cho thú cưng.
5. Thanh toán và xác nhận điều trị
Khách hàng đồng ý với phương án điều trị và tiến hành ứng tiền hoặc thanh toán theo thành toán tạm ứng.
Lưu trữ thông tin liên hệ khách hàng (điện thoại, Zalo, Facebook...) để theo dõi và hỗ trợ sau điều trị.
6. Hậu mãi và chăm sóc sau khám
Cung cấp hướng dẫn chăm sóc tại nhà, lịch tái khám (nếu có).
Hỗ trợ tư vấn online nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào.
Lưu trữ và quản lý hồ sơ thú cưng để dễ dàng theo dõi trong các lần khám sau.
Việc áp dụng quy trình chuẩn giúp phòng khám hoạt động chuyên nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và đem lại dịch vụ tốt nhất cho thú cưng.